Điểm danh một số tác dụng phụ tinh dầu tràm bạn nên biết

Tuy nhiên, có thể trong một số trường hợp bất đắc dĩ, khi sử dụng sẽ xảy ra tác dụng phụ tinh dầu tràm. Cụ thể, những tác dụng phụ ấy hay gặp phải là gì?

Tinh dầu tràm là một trong những loại tinh dầu mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe của con người. Tuy nhiên, có thể trong một số trường hợp bất đắc dĩ, khi sử dụng sẽ xảy ra tác dụng phụ tinh dầu tràm.

Cụ thể, những tác dụng phụ ấy hay gặp phải là gì? Mời bạn theo dõi bài viết tường tận và chi tiết dưới đây nhé!

Tinh dầu tràm là gì?

Chắc hẳn, các bạn đã từng nghe đến nhiều lần nhưng lại không biết rõ ràng tinh dầu tràm là gì? Thực ra, đây chính là loại tinh dầu thiên nhiên được chiết xuất từ một số bộ phận của cây tràm như thân, cành, lá theo phương pháp chưng cất lôi cuốn theo hơi nước hoặc ép.

Tinh dầu tràm sẽ có mùi hương thoang thoảng, dịu nhẹ, không sốc, không hăng, dễ chịu. Hiện nay, có 2 loại được sử dụng phổ biến nhất là tinh dầu tràm trà và tinh dầu tràm gió. Dựa vào thành phần hóa học khác nhau nên mỗi loại tinh dầu tràm sẽ được sử dụng trong những lĩnh vực khác nhau như chăm sóc sức khỏe hay làm đẹp. 

Dù sử dụng trong lĩnh vực nào, trong một số trường hợp không mong muốn vẫn có thể xảy ra tác dụng phụ tinh dầu tràm.

tác dụng phụ tinh dầu tràm
Tinh dầu tràm. Ảnh: Internet

Một số tác dụng phụ tinh dầu tràm

Như đã nói, trong quá trình sử dụng, một số trường hợp bất đắc dĩ có thể xảy ra tác dụng phụ tinh dầu tràm. Những tác dụng phụ ấy, có thể là:

Kích ứng da/ Phát ban da

Đầu tiên, tác dụng phụ tinh dầu tràm phổ biến và thường xuyên hay gặp nhất, đó chính là hiện tượng kích ứng da. Nhất là nếu bôi hoặc thoa trên khu vực da bị khô hoặc lở loét thì sẽ dễ dàng nhìn thấy hiện tượng này hơn. Hiện tượng kích ứng da sẽ bao gồm cảm giác châm chích, nóng rát, bị ngứa hoặc viêm. 

Trong một số trường hợp khác, nếu các bạn sử dụng tinh dầu tràm giống như một phương pháp điều trị tại chỗ lại có thể dẫn đến tình trạng gây phát ban da. Hậu quả là một số khu vực trên da có thể bị sưng đỏ hoặc viêm.

Dường như ai cũng biết, tinh dầu tràm có tác dụng điều trị chứng hăm tã ở trẻ sơ sinh khá hiệu quả. Tuy nhiên, với bản chất làn da của bé khá mềm mỏng, nhạy cảm nên nhiều trẻ sau khi dùng tinh dầu tràm có thể sẽ gặp phải những phản ứng không mong muốn, khiến cho tình trạng hăm tã nặng nề hơn.

Đặc biệt, đối với những em bé mắc bệnh chàm thì cũng không được khuyến khích sử dụng tinh dầu tràm. Lý do là có thể khiến làn da của trẻ bị khô hoặc kích ứng, dị ứng nặng hơn.

Để tránh kích ứng da hay phát ban da thì khi mở nắp chai, lọ, các bạn có thể thử bôi, thoa một chút tinh dầu tràm lên cổ tay mình. Đợi một lúc. Nếu không thấy có hiện tượng gì bất thường thì mới dùng lên da mặt.

tác dụng phụ tinh dầu tràm
Kích ứng da là tác dụng phụ tinh dầu tràm. Ảnh: Internet

Dị ứng

Tác dụng phụ tinh dầu tràm tiếp theo không thể không nhắc đến chính là dị ứng với các triệu chứng từ nhẹ đến nặng. Theo Hiệp hội Ung thư Mỹ, nếu bạn không may bị dị ứng với các thành phần từ loài cây có họ với cây tràm như ổi, khuynh diệp, đinh hương hoặc hạt tiêu thì bạn cũng sẽ có nguy cơ bị dị ứng với tinh dầu tràm.

Hoặc nguyên nhân khác là tinh dầu tràm để càng lâu sẽ càng phân hủy thành các thành phần có khả năng gây ra dị ứng.

Một số dấu hiệu nhẹ của dị ứng sẽ là: nổi mề đay, phát ban, ngứa hoặc xung huyết. Còn dị ứng nặng, nghiêm trọng sẽ bao gồm tiêu chảy, chóng mặt, đỏ bừng mặt, nôn mửa, sưng hoặc sốc phản vệ đe dọa đến tính mạng con người, cực kỳ nguy hiểm.

Nếu gặp bất kỳ một dấu hiệu nào như trên thì các bạn nên dừng ngay lại việc sử dụng tinh dầu tràm, nhất là cho trẻ nhỏ.

Tác dụng phụ tinh dầu tràm. Ảnh: Internet

Ảnh hưởng nội tiết tố

Bạn có biết? Một tác dụng phụ tinh dầu tràm cũng không kém phần nguy hiểm, mà các bậc cha mẹ cũng hay bắt gặp đó là ảnh hưởng đến nội tiết tố và có nguy cơ mắc căn bệnh nữ hóa tuyến vú, còn gọi là gynecomastia. Trường hợp này thường hay xảy ra ở những cậu bé chưa dậy thì. 

Cụ thể, theo nghiên cứu của Viện khoa học Sức khỏe Môi trường quốc gia (NIEHS, Hoa Kỳ) đã tìm thấy được mối liên hệ giữa các sản phẩm có chứa tinh dầu tràm hay tinh dầu oải hương với gynecomastia. Mối liên hệ này sẽ tác động khá xấu. Có thể làm tăng sản quá mức khối u của mô tuyến vú – một tình trạng cực kỳ hiếm gặp ở các bé trai sơ sinh.

Tác hại khi nuốt phải

Đôi khi, tinh dầu tràm nguyên chất sẽ được pha loãng để súc miệng vệ sinh răng miệng và trị chứng hôi miệng. Nhưng ít ai biết rằng, có thể xảy ra tác dụng phụ tinh dầu tràm khi không may nuốt phải. Vì sản phẩm thiên nhiên này có độc tính cao.

Nếu không may nuốt phải tinh dầu tràm, có thể dẫn đến nhiều tác dụng phụ không mong muốn như buồn nôn, nôn mửa, buồn ngủ, đau dạ dày, ảo giác, nhầm lẫn, ảnh hưởng đến sự phối hợp cơ, khả năng di chuyển kém. Thậm chí còn hôn mê.

Ngoài ra, còn có thể kể thêm một số tác dụng phụ tinh dầu tràm khác. Đó là:

  • Tinh dầu tràm chứa hàm lượng Cineol cao, có thể gây ra vấn đề trong hệ thần kinh trung ương ở trẻ em.
  • Mùi thơm của tinh dầu tràm cũng có thể gây ra tình trạng khó thở ở em bé. Vì thế, ba mẹ không nên cho trẻ em tiếp xúc với tinh dầu tràm quá nhiều.
tác dụng phụ tinh dầu tràm
Trẻ nuốt phải tinh dầu tràm. Ảnh: Internet

Trẻ nuốt phải tinh dầu tràm. Ảnh: Internet

Một số lưu ý cần biết khi sử dụng tinh dầu tràm

Để có thể hạn chế được những tác dụng phụ tinh dầu tràm không mong muốn thì khi sử dụng, các bạn cần ghi nhớ kỹ một số lưu ý quan trọng như sau:

Test trước sản phẩm

Trước tiên, khi sử dụng bất kỳ một sản phẩm gì, bao gồm cả những sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên thì mọi người bắt buộc nên test thử. Mục đích là để xem cơ thể có bị dị ứng hay kích ứng với những hợp chất có trong sản phẩm đó không?

Ít ai biết, trong tinh dầu tràm cũng tồn tại một số hợp chất, có thể gây kích ứng với những làn da mẫn cảm như da em bé. Bởi vậy, khi mua tinh dầu tràm, các bậc phụ huynh nên kiểm tra thật kỹ càng, cẩn thận.

Lựa chọn tinh dầu tràm chính hãng

Nếu không muốn bị ảnh hưởng bởi những tác dụng phụ tinh dầu tràm, bạn nên lựa chọn sản phẩm uy tín, chất lượng. Gợi ý, các bạn có thể tìm mua tinh dầu tràm by Huế – một sản phẩm “tinh hoa nghệ thuật” được chiết xuất từ 100% thiên nhiên và được tạo ra bởi sự cẩn thận, tỉ mỉ và kinh nghiệm dày dặn của người dân cố đô.

Bên cạnh đó, cũng nhớ là không nên tiếp tục sử dụng sản phẩm có mùi và màu sắc lạ thường, khác biệt. 

tác dụng phụ tinh dầu tràm
Tinh dầu tràm by Huế

Có thể thấy, tác dụng phụ tinh dầu tràm gây ra khá nguy hiểm. Vì thế, các bạn nên tham khảo kỹ bài viết này để có thêm nhiều kiến thức hữu ích trong việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của bản thân cũng như gia đình mình nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *