Tinh dầu tràm đã được sử dụng từ rất lâu đời. Chính vì thế hầu hết chúng ta đều biết những công hiệu tuyệt vời của tinh dầu tràm. Ngày nay nhờ những tiến bộ của khoa học kỹ thuật mà các nhà nghiên cứu đã tìm ra được những thành phần trong tinh dầu tràm. Từ đó chúng ta biết những thành phần nào mang lại công hiệu đặc trưng cho tình dầu tràm.
Tinh dầu tràm là gì?
Tinh dầu tràm là một loại tinh dầu tự nhiên, kỹ thuật chưng cất tinh dầu tràm là phương pháp chưng cất hơi nước. Các bộ phận của cây tràm được sử dụng có thể kể đến như: cành, lá, thân,….
Trên thị trường hiện nay có 2 loại tinh dầu tràm được sử dụng phổ biến. Đó là tinh dầu tràm gió và tinh dầu tràm trà.
- Tinh dầu tràm gió: Đây là loại tinh dầu được chiết xuất từ cây tràm gió có tên khoa học là Melaleuca cajuputi Powell, thuộc họ Sim Myrtaceae. Tràm gió là một loại cây thân gỗ có nhiều ở Đông Nam Á. Cây tràm gió có đặc điểm là vỏ có màu xám hay nâu, có nhiều mảng mỏng trắng xốp, có lớp sần sùi, nhánh nhỏ hơi rủ xuống; lá có dạng thon rộng, xếp xen kẽ, không có lông; Hoa màu trắng ở ngọn cây; Quả tròn nhỏ, mọc theo cành và trong đài. Tình dầu tràm gió được chiết xuất chủ yếu từ lá của cây tràm gió có mùi thơm, màu vàng nhạt và không có độc.
- Tinh dầu tràm trà: Tinh dầu tràm trà được chiết xuất từ cây tràm trà có tên khoa học là Melaleuca alternifolia. Thuộc họ Đào kim nương hay họ Sim Myrtaceae phân bố và được trồng chủ yếu ở Úc. Cây tràm trà có đặc điểm là cây bụi hay thân gỗ, có thể cao khoảng từ 2 đến 30m; Lá mọc so le, dạng mũi mác, mép lá nhẵn, màu xanh lục; Hoa mọc thành cụm dày dọc theo thân cây, màu hoa từ trắng tới hồng, đỏ hay vàng nhạt; Quả nang nhỏ, bên trong có chứa nhiều hạt nhỏ. Tình dầu tràm trà nguyên chất được chiết xuất chủ yếu từ lá. Có mùi thơm đặc biệt, màu trắng trong hay vàng nhạt.
Những thành phần tinh dầu tràm
Trong tình dầu tràm có rất nhiều thành phần hoá học khác nhau. Trong đó một số thành phần được xem là mang lại hiệu quả chăm sóc sức khỏe. Như chúng ta đã biết có hai loại tinh dầu tràm được sử dụng rộng rãi hiện nay là tinh dầu tràm gió và tinh dầu tràm trà nguyên chất. Tuy nhiên, hai loại tinh dầu tràm này lại sở hữu thành phần chính khác nhau. Do đó đặc điểm công dụng cũng có điểm khác nhau.
Những thành phần chủ yếu trong hai loại tinh dầu này bao gồm:
- Tình dầu tràm gió: Thành phần chủ yếu của tinh dầu tràm gió là Cineol 1,8 (Eucalyptol), α-Terpineol và Limonene. Trong đó, Cineol chiếm tới 42-52% đóng vai trò quan trọng nhất nhờ chất này có tính sát khuẩn. Đồng thời kháng khuẩn, ức chế một số loại virus, kháng nấm, còn có tác dụng long đờm. Chính vì thế, tinh dầu tràm gió thường được dùng trong chăm sóc sức khỏe, phòng và chữa bệnh.
- Tình dầu tràm trà: Khác với tràm gió thì thành phần chủ đạo trong tình dầu tràm trà nguyên chất đó là chất terpinen – 4-ol (chiếm 46%). Đây là nguyên liệu dùng để sản xuất các loại thuốc sát khuẩn và nấm đặc hiệu. Thường được điều chế dưới dạng thuốc bôi hoặc dạng hít bay hơi. Ngoài ra trong tình dầu tràm trà cũng có chất 1,8-cineole (1,8-2,4%), α-Terpineol cũng có tác dụng ức chế sự phát triển của nhiều vi sinh vật. Như vậy, về thành phần và đặc tính kháng khuẩn thì tinh dầu tràm trà cao hơn so với tình dầu tràm gió.
Mặc dù cùng được gọi với cái tên là tinh dầu tràm nhưng hai loại này có những thành phần và tỷ lệ khác nhau. Cho nên công dụng và những ứng dụng trong đời sống hàng ngày có những điểm khác biệt. Cũng do sự khác biệt này mà giá trị thị trường của hai loại tinh dầu này khác nhau. Khi lựa chọn tinh dầu tràm nên chọn đúng loại tốt để đạt được hiệu quả tốt nhất.
Một số ứng dụng của tinh dầu tràm
Tình dầu tràm nhờ đặc tính kháng khuẩn nên được sử dụng để phòng một số bệnh do virus gây ra như cảm cúm, cảm lạnh. Nó còn được dùng trong các sản phẩm có tính kháng khuẩn, kem đánh răng, mỹ phẩm…
Trong tình dầu có mùi thơm dễ chịu hay được dùng để khử mùi khó chịu, thanh lọc không khí. Ngoài ra, xông tinh dầu tràm còn giúp đuổi muỗi, giảm stress, giải cảm, tinh dầu tràm đuổi muỗi…
Ngoài ra, có một số ứng dụng khác biệt giữa hai loại tinh dầu bảo gồm:
- Tinh dầu tràm gió: Nhờ lượng Cineol 1,8 trong tràm gió mà công dụng dụng của tinh dầu tràm gió là sát khuẩn nhẹ, long đờm. Do vậy, dầu tràm gió được dùng nhiều để trị bệnh, xoa bóp giảm nhức mỏi cơ thể, đau nhức, tê thấp; phòng và điều trị cảm cúm; giảm triệu chứng ngạt mũi; chống co thắt, giảm ho, long đờm; giúp tiêu hóa tốt; phòng ngừa cảm mạo cho người già, sản phụ, trẻ em hay kể cả trẻ sơ sinh.
- Tinh dầu tràm trà: Lượng lớn Terpinene -4-ol trong tràm trà mà tác dụng của tinh dầu tràm trà đó là sát khuẩn mạnh, trị nấm. Thành phần α-Terpineol giúp sát khuẩn, trị nấm, ức chế virus. Vì thế, tràm trà được dùng phổ biến trong ngành mỹ phẩm làm đẹp. Với công dụng giúp trị mụn, sáng da, mờ vết thâm, chăm sóc tóc…
Như vậy, qua bài viết hy vọng giúp bạn biết được thành phần tinh dầu tràm. Hiểu được những công dụng của mỗi thành phần chính trong tinh dầu tràm nguyên chất.
Bài viết liên quan: