Tinh dầu tràm tên khoa học là gì?

Tinh dầu tràm mà chúng ta thường sử dụng được chiết suất từ cây tràm. Với nhiều công hiệu tuyệt vời trong việc phòng ngừa và hỗ trợ điều trị một số bệnh lý cho cả người lớn và trẻ nhỏ mà tinh dầu tràm được sử dụng rất rộng rãi. Tuy nhiên để lựa chọn đúng loại tinh dầu tràm thì cần biết được tên khoa học của chúng. Qua đó, tránh việc nhầm lẫn khi sử dụng sẽ không đem lại hiệu quả tối ưu.

Tham khảo thêm: Bật mí những công dụng “thần kỳ” của tinh dầu tràm Huế

Tinh dầu tràm tên khoa học là gì?

Tinh dầu tràm tên khoa học là gì chắc hẳn rất nhiều người thắc mắc. Bởi đôi khi chúng ta có sự nhầm lẫn trong các loại cây khác nhau. Lúc này việc sử dụng tên khoa học để tìm kiếm thì sẽ không gây ra sự nhầm lẫn này. Mỗi loại cây chỉ có một tên khoa học, tên khoa học được thống nhất giống nhau trên thế giới. Nhờ đó, sẽ không gây ra nhầm lẫn dù chúng ta tìm kiếm nó ở bất kỳ quốc gia nào.

Tinh dầu tràm mà chúng ta thường sử dụng có 2 loại là tinh dầu tràm trà và tinh dầu tràm gió. Hai loại tinh dầu này được chiết xuất từ hai loại cây khác nhau và có vài nét về đặc điểm tác dụng khác nhau. Sau đây chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về hai loại cây tràm này, cũng như tên khoa học của chúng.  

Đặc điểm cây tràm gió

Dầu tràm by Huế được chiết xuất từ cây tràm gió

Cây tràm gió là một loại cây thân gỗ, có tên khoa học là Melaleuca cajuputi Powell, thuộc họ Sim Myrtaceae. Cây tràm gió được trồng phổ biến ở Đông Nam Á, Úc, New Guinea, một số tỉnh tại nước ta cũng trồng loại cây này như Long An, Đồng Tháp. 

Cây Tràm gió có một số đặc điểm như:

  • Cây gỗ nhỏ có thể cao đến 7m.
  • Vỏ cây: Màu xám hay nâu, có nhiều mảng mỏng trắng xốp. Cây non thì vỏ bóng, khi trưởng thành thì cứng và nhiều lớp sần sùi, nhánh nhỏ hơi rủ xuống. 
  • Lá: có phiến thon dạng lá Tre hoặc dạng lá rộng, xếp xen kẽ, dài 7-8cm, rộng 2cm, không lông. 
  • Bông có màu trắng ở ngọn cây dài 3-7cm, đầu cuối tiếp tục mang lá; đài và tràng nhỏ, nhị nhiều, màu trắng, dài 10-12mm. 
  • Quả nang nhỏ, tròn mọc dọc theo cành và nằm trong đài hoa.

Tinh dầu tràm gió được chiết xuất từ lá cây tràm gió, có vị cay, mùi thơm đặc trưng, tính ấm và không có độc. Tinh dầu tràm gió được sử dụng chủ yếu để hỗ trợ điều trị một số bệnh như cảm lạnh, cảm cúm, trị ho, phòng ngừa nhiễm virus gây bệnh và còn được ứng dụng để đuổi côn trùng, tinh dầu tràm đuổi muỗi và tạo mùi thơm cho một số loại thực phẩm, mỹ phẩm…

Đặc điểm cây tràm trà

Dầu tràm by Huế được chiết xuất từ cây tràm trà 

Tràm trà tên khoa học là Melaleuca alternifolia, một loài thực vật có hoa trong Họ Đào kim nương hay họ Sim Myrtaceae. Loài thực vật được Cheel miêu tả khoa học đầu tiên năm 1924. Chúng chủ yếu phân bố ở New South Wales của Australia.

Một số đặc điểm của cây tràm trà:

  • Cây tràm trà là cây bụi hay thân gỗ, có thể cao từ 2 – 30m.
  • Lá mọc so le, hình trứng hay dạng mũi mác, dài 1 – 25 cm. Lá rộng 0,5 – 7 cm, mép lá nhẵn, màu xanh lục sẫm hay xanh xám.
  • Hoa mọc thành cụm dày dọc theo thân cây. Mỗi hoa có các cánh hoa nhỏ và một chùm nhị mọc dày đặc. Màu hoa từ trắng tới hồng, đỏ, vàng nhạt hay ánh lục.
  • Quả là dạng quả nang nhỏ, bên trong quả có chứa nhiều hạt nhỏ.

Tinh dầu tràm trà được chiết xuất từ cây tràm trà. Chúng sở hữu nhiều công dụng được chứng minh bởi các nghiên cứu thực tế. Một số tác dụng của tinh dầu tràm trà có thể kể đến như khả năng kháng lại nhiều loại vi sinh vật như vi khuẩn, virus, nấm; sát khuẩn vết thương, giảm đau; trị mụn trứng cá và bệnh răng miệng. Ngoài ra nó được sử dụng để phòng côn trùng cắn. Đặc biệt là còn được dùng trong một số loại mỹ phẩm, thực phẩm…

Tại sao cần biết tinh dầu tràm tên khoa học là gì?

Mặc dù cùng được gọi là tinh dầu tràm nhưng nếu so sánh về công dụng và giá kinh tế thì tinh dầu tràm trà có giá trị cao hơn so với tinh dầu tràm gió. 

Nên để tránh trong việc nhầm lẫn giữa hai loại tinh dầu này thì chúng ta cần phải biết tên khoa học. Từ đó, xác định được mình đang dùng loại cây nào để tạo ra tinh dầu tràm hay nhiều người sử dụng các bộ phận trên cây cũng có nhiều tác dụng trị bệnh.

Như vậy thông qua bài viết chúng ta đã phân biệt được hai loại tinh dầu tràm by Huế thường sử dụng nhờ vào tên khoa học và đặc điểm của từng loại cây. Tinh dầu tràm tên khoa học như thế nào dựa vào việc nó được chiết xuất từ loại cây tràm nào. Nếu từ cây tràm gió có tên khoa học là Melaleuca cajuputi Powell, thuộc họ Sim Myrtaceae. Và từ cây tràm trà có tên khoa học là Melaleuca alternifolia – một loài thực vật có hoa trong Họ Đào kim nương hay họ sim Myrtaceae. 

Có thể bạn quan tâm: Bật mí những tác dụng của tinh dầu tràm by Huế với bà bầu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *