Không chỉ riêng người lớn mà tác dụng của tinh dầu tràm với trẻ sơ sinh cũng cực kỳ tuyệt vời. Thế nhưng, trong quá trình sử dụng tinh dầu tràm cho bé yêu, ba mẹ cũng cần phải biết những lưu ý quan trọng. Muốn biết cụ thể như thế nào thì tốt nhất đừng bỏ qua bài viết dưới đây nhé!
5 tác dụng của tinh dầu tràm với trẻ sơ sinh mẹ nên biết
Tinh dầu tràm mang lại rất nhiều lợi ích thần kỳ cho sức khỏe của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Trong đó, không thể không kể đến 5 công dụng của tinh dầu tràm như sau:
Kháng khuẩn
Dường như ai cũng biết, một trong những thành phần quan trọng không thể thiếu của tinh dầu tràm, đó chính là α-Terpineol. Đây là hoạt chất có đặc tính sát khuẩn hay kháng nấm “siêu” tốt.
Vì thế, ba mẹ có thể thoa tinh dầu tràm lên một số bộ phận trên cơ thể bé như lòng bàn chân, bàn tay, ngực, lưng… để giúp loại bỏ nấm hoặc những vi khuẩn có nguy cơ gây bệnh.
Ngoài ra, các bạn cũng có thể nhỏ vài ba giọt tinh dầu tràm vào bát nước nóng hoặc thấm ít tinh dầu tràm vào miếng bông gòn rồi đặt ở góc nhà. Tinh dầu tràm sẽ góp phần thanh lọc không khí trong lành hơn, mang lại mùi thơm dễ chịu, thoải mái.
Hay dùng dụng cụ khuếch tán tinh dầu để khử lọc, sát khuẩn không khí, nhằm mang đến không gian thoáng đãng, hạn chế vi khuẩn cũng rất tốt.
Giải độc cơ thể
Nhắc đến tác dụng của tinh dầu tràm với trẻ sơ sinh mà bỏ qua công dụng giải độc cơ thể thì đúng là một sự thiếu sót cực kỳ lớn.
Khác với người lớn, trẻ em thường dễ có nguy cơ mắc bệnh hay gặp những vấn đề về sức khỏe nhiều hơn. Lý do là bởi sự tích tụ chất độc trong cơ thể.
Do đó, nhiều bậc phụ huynh thông thái thường xông tinh dầu tràm cho trẻ bằng cách tắm cho bé với hỗn hợp nước ấm có pha thêm vài giọt tinh dầu tràm. Cách làm này sẽ kích thích cơ thể trẻ đổ nhiều mồ hôi hơn. Từ đó, loại bỏ được các chất độc hại rồi làm sạch lỗ chân lông và giảm bớt được lượng muối, nước… dư thừa trong cơ thể bé.
Tuy nhiên, nên lưu ý và thận trọng để hỗn hợp không rơi vào mắt của con yêu.
Giảm đau
Bạn có biết? Một trong những tác dụng của tinh dầu tràm với trẻ sơ sinh mà dường như ai cũng biết rõ nhất chính là khả năng giảm đau tuyệt vời.
Vì sao ư? Bởi nhờ chứa những thành phần có đặc tính kháng khuẩn mạnh mẽ và chống viêm tốt nên tinh dầu tràm hoàn toàn có thể làm thuyên giảm được các triệu chứng như đau nhức, bong gân hay đau cơ bắp ở trẻ nhỏ.
Trị ngạt mũi khò khè
Khi thời tiết giao mùa, chuyển lạnh, trẻ nhỏ thường có nguy cơ bị sổ mũi, cảm cúm. Lúc này, hãy sử dụng tinh dầu tràm để phát huy trọn vẹn tác dụng của nó. Ba mẹ có thể nhỏ vài ba giọt tinh dầu tràm vào một chiếc khăn. Sau đó, quấn chiếc khăn ấy quanh cổ của bé.
Cách làm như vậy sẽ vừa giữ ấm cho cổ, giúp tránh ho lại có công dụng làm thuyên giảm triệu chứng ngạt mũi siêu hiệu quả.
Đối với những em bé trong độ tuổi lớn hơn một chút thì các bậc phụ huynh có thể cho hít trực tiếp mùi thơm của tinh dầu tràm. Hoặc thoa tinh dầu vào lòng bàn chân, bàn tay. Như vậy sẽ giúp cho mũi thông thoáng và mang lại cảm giác dễ chịu, thoải mái hơn nhiều.
Chữa chứng đầy hơi, chướng bụng, rối loạn tiêu hóa
Bên cạnh α-Terpineol thì trong tinh dầu tràm còn có chứa thành phần Cineol. Thành phần này có công dụng là biết làm nóng rồi kích thích làm giảm bớt những cơn đau. Nhờ vậy, một trong những tác dụng của tinh dầu tràm với trẻ sơ sinh được khá nhiều ba mẹ yêu thích và ưa chuộng chính là trị chứng đầy hơi, chướng bụng hay rối loạn tiêu hóa.
Cách làm cũng rất đơn giản, dễ dàng:
Ba mẹ chỉ cần nhỏ một vài giọt tinh dầu tràm vào lòng bàn tay rồi nhẹ nhàng massage vùng bụng của bé. Như vậy, hoạt chất Cineol sẽ nhanh chóng thấm vào làn da của con. Kích thích tuần hoàn lưu thông hoạt động đều đặn. Góp phần vào kích thích cả nhu động ruột để thúc đẩy khí ứ hơi dư thừa ra ngoài, giảm dần chứng đầy hơi, khó tiêu.
Một số lưu ý khi sử dụng tinh dầu tràm cho trẻ sơ sinh
Có thể thấy, tinh dầu tràm cho trẻ em mang lại vô vàn những tác dụng thần kỳ, tuyệt vời. Để những tác dụng của tinh dầu tràm với trẻ sơ sinh mang lại hiệu quả tối đa thì trong quá trình sử dụng, các bạn nên lưu ý một số vấn đề quan trọng như dưới đây:
Dùng khi cần thiết
Ba mẹ chỉ sử dụng tinh dầu tràm trong những trường hợp cần thiết như bị ho nhiều, côn trùng cắn hay cảm lạnh, cúm cúm… Còn bình thường, lúc bé khỏe mạnh thì không nên thoa tinh dầu để tránh làm làn da bị kích ứng.
Liều lượng sử dụng
Mặc dù tác dụng của tinh dầu tràm với trẻ sơ sinh vô cùng hữu ích nhưng cũng giống như nhiều loại tinh dầu khác, liều lượng sử dụng được đội ngũ bác sĩ khuyến cáo là:
Xông hơi hoặc pha với nước tắm cho bé thì nhỏ từ 3-5 giọt.
Massage nên dùng 1 giọt.
Bị muỗi đốt, côn trùng cắn cũng nên sử dụng 1 giọt.
Tuyệt đối không nên sử dụng quá liều lượng đã được khuyến cáo để tránh hậu quả xấu hoặc ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.
Kiểm tra phản ứng trước
Muốn xem bé có bị mẫn cảm với tinh dầu tràm không thì các mẹ có thể pha loãng ra rồi thử nhỏ 1 giọt lên vùng da xem như thế nào? Nên kiểm tra kỹ càng và thận trọng hết sức trong quá trình dùng tinh dầu tràm cho bé.
Khi thấy những triệu chứng lạ như sưng viêm, mẫn cảm, da mẩn đỏ… thì phải dừng lại.
Tránh vùng da nhạy cảm
Tinh dầu tràm có hoạt tính tương đối mạnh. Vì thế, có thể gây ra dị ứng ở một số khu vực da nhạy cảm trên cơ thể của trẻ như da mặt, cổ, đầu… Do đó, khi sử dụng, ba mẹ nên tránh xa một số khu vực nhạy cảm như trên.
Nhất là không nên thoa lên mũi của bé, có thể làm tổn thương niêm mạc hoặc gây mẫn cảm, khá nguy hiểm.
Một số vị trí được cho là sử dụng tinh dầu tràm an toàn chính là lòng bàn chân, bàn tay hay ngực, lưng của bé. Tuy nhiên, trong quá trình dùng mà thấy da của bé bị nổi mẩn, ngứa hay sưng đỏ thì cũng nên dừng lại ngay để tránh ảnh hưởng nặng nề.
Phía trên đây là toàn bộ những thông tin chi tiết cần biết về tác dụng của tinh dầu tràm với trẻ sơ sinh. Hy vọng từ đó, các bạn sẽ có thêm nhiều kiến thức mới mẻ trong việc chăm sóc, bảo vệ sức khỏe của bản thân mình và gia đình thật tốt.
Đặc biệt, đừng quên lựa chọn mua sắm tinh dầu tràm by Huế – một sản phẩm nguyên chất, chính hãng và chất lượng về sử dụng nhé!
Bài viết liên quan: